Return to site

Phân biệt các loại biếng ăn ở trẻ và cách trị biếng ăn nhanh

Hiểu và phân biệt rõ các loại biếng ăn ở trẻ sẽ giúp bố mẹ tìm ra cách trị biếng ăn tận gốc cho con. Bài viết dưới đây sẽ phân tích kỹ lưỡng từng nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ và hướng dẫn chi tiết cách khắc phục

các loại biếng ăn

Biếng ăn sinh lý

Biếng ăn sinh lý là gì?

  • Biếng ăn sinh lý thường xảy ra vào các thời điểm như trẻ bắt đầu tập ăn dặm, tập lẫy, tập bò, tập đi, tập nói... Vào các giai đoạn phát triển mới này, trẻ hay mải mê khám phá những khả năng mới của bản thân, dẫn đến đột ngột lười ăn trong một khoảng thời gian ngắn.
  • Các thời điểm trẻ biếng ăn sinh lý: Thời kì 3 – 4 tháng đầu đời; Thời kì trẻ được 9 – 10 tháng; Thời kì từ 16 -18 tháng.

Biếng ăn sinh lý kéo dài bao lâu?

Biếng ăn sinh lý ở trẻ thường chỉ kéo dài trong vài ngày đến 2 tuần. Sau đó, trẻ sẽ ăn ngon trở lại nên bố mẹ không cần quá lo lắng.
Các biểu hiện thường gặp ở trẻ biếng ăn sinh lý:

  • Trẻ khỏe mạnh, vui chơi bình thường, không có dấu hiệu bị bệnh
  • Trẻ ham chơi, hiếu động và thường xuyên phá bĩnh trong bữa ăn
  • Bữa ăn thường kéo dài hơn 30 phút, trẻ không tập trung ăn, không chịu nhai nuốt
  • Trẻ ăn ít hơn nhiều so với lượng thức ăn trước đó
  • Trẻ kén ăn và không chịu ăn nhiều loại thực phẩm.

Cách khắc phục

Biếng ăn sinh lý thường qua nhanh và bố mẹ hầu như không cần can thiệp quá nhiều. Bố mẹ chỉ cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Chia nhỏ khẩu phần ăn cho trẻ thành nhiều bữa, tuyệt đối không ép buộc trẻ ăn quá nhiều một lúc.
  • Trình bày món ăn mới lạ, bắt mắt để thu hút trẻ.
  • Tạo không khí vui vẻ trong bữa ăn bằng cách kể cho trẻ nghe những câu chuyện thú vị.
  • Cho trẻ ăn những món mà trẻ yêu thích nhất.
biếng ăn tâm lý

Biếng ăn tâm lý

Biếng ăn tâm lý là gì?

Biếng ăn tâm lý là một trong các loại biếng ăn thường gặp ở trẻ. Trẻ biếng ăn do bố mẹ không hiểu tâm lý con, ép con ăn bằng mọi cách mà không quan tâm đến cảm nhận của con.
Add paragraph text here.

Cách trị biếng ăn do tâm lý:

Để khắc phục biếng ăn do tâm lý cho con, bố mẹ cần thay đổi chính mình trước. Hãy kiên trì tìm hiểu và tôn trọng cảm nhận của con. Dưới đây là một số mẹo giúp trẻ giải tỏa tâm lý khi ăn:

  • Thiết lập khẩu phần ăn phù hợp với độ tuổi và thể trạng của con. Không ép con ăn quá nhiều so với nhu cầu thực tế.
  • Đưa vào thực đơn ít nhất một món con thích để con hào hứng ngồi vào bàn ăn.
  • Nhẹ nhàng với con trong suốt bữa ăn; Tạo cho con cảm giác thoải mái, vui vẻ bằng cách chuyện trò, khen ngợi con. 
  • Cho trẻ ngồi ăn cùng gia đình để tạo thói quen ngồi vào bàn ăn khi đến bữa.
  • Nếu trẻ ăn quá 30 phút một bữa, bố mẹ không cần tìm cách ép con ăn thêm. Hãy dọn thức ăn của trẻ đi và để trẻ có cảm giác đói.
biếng ăn tâm lý

Biếng ăn bệnh lý

Biếng ăn bệnh lý là gì?

Biếng ăn bệnh lý là biếng ăn xuất phát từ nguyên nhân trẻ đang gặp một số vấn đề về sức khỏe như: sốt, viêm họng, ho, tiêu chảy, đau bụng... Với biếng ăn bệnh lý, bố mẹ cần quan tâm chăm sóc sức khỏe của trẻ nhiều hơn để rút ngắn thời gian bị bệnh.

Cách trị biếng ăn bệnh lý

  • Chế biến món ăn có dạng lỏng, mềm để trẻ dễ nuốt và tốt hơn cho hệ tiêu hóa của trẻ.
  • Trong thời gian trẻ ốm, mẹ nên ưu tiên cho trẻ ăn những món yêu thích. Trình bày bắt mắt hơn để kích thích trẻ ăn nhiều.
  • Cho trẻ uống đủ nước, nước hoa quả, sinh tố, sữa để bổ sung dinh dưỡng.
  • Giữ gìn vệ sinh cho trẻ thật tốt, làm sạch môi trường sống nhằm giảm thiểu các tác nhân gây bệnh.
  • Với trẻ từ 2 tuổi trở nên, mẹ cần tẩy giun định kỳ 6 tháng 1 lần.
biếng ăn bệnh lý

Biếng ăn do cách chăm sóc chưa khoa học

Sai lầm của bố mẹ khi cho trẻ ăn

Nguyên nhân trẻ biếng ăn phần lớn xuất phát từ cách chăm sóc trẻ không đúng cách của bố mẹ. Dưới đây là một số sai lầm thường gặp của bố mẹ khi cho trẻ ăn:

  • Cho trẻ ăn vặt trước bữa ăn: Ăn vặt trước bữa ăn làm trẻ bị ngang bụng, không còn hào hứng khi đến bữa và ít đi.
  • Không rèn luyện thói quen tập trung khi ăn cho trẻ: Người lớn thường nghĩ rằng trẻ sẽ ăn nhiều hơn khi được xem tivi, chơi đồ chơi hay đi ăn rong. Thói quen này khiến trẻ mất tập trung khi ăn và không cảm nhận được mùi vị của thức ăn.
  • Thực đơn nghèo nàn, không đổi mới: Chế biến món ăn đơn điệu, lặp đi lặp lại cũng là nguyên nhân khiến trẻ chán ăn và không hào hứng với ăn uống.
  • Trình bày món ăn không bắt mắt.
  • Cho trẻ ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn; Chế biến thức ăn không phù hợp với độ tuổi của trẻ: Trẻ chưa đủ răng đã cho ăn cơm hạt, trẻ đã 2 tuổi mà vẫn cho ăn cháo hoàn toàn...

Cách khắc phục

  • Không cho trẻ ăn vặt trước bữa ăn ít nhất 2 giờ.
  • Rèn luyện cho trẻ thói quen ngồi vào ghế ăn và tập trung ăn để cảm nhận hương vị. Không cho trẻ đi ăn rong hay xem tivi trong lúc ăn. 
  • Thường xuyên đổi mới thực đơn, đa dạng cách chế biến và trình bày món ăn bắt mắt hơn.
  • Lựa chọn thực phẩm và cách chế biến phù hợp với độ tuổi của trẻ.
  • Sử dụng thực phẩm tươi ngon để tăng hương vị và dinh dưỡng cho con.

Trẻ biếng ăn có cần dùng thuốc không?

  • Trẻ biếng ăn có cần phải uống thuốc hay không là thắc mắc của rất nhiều bố mẹ. Các bác sĩ khuyên rằng, bố mẹ không nên tự ý cho con uống thuốc khi biếng ăn. Việc tự ý dùng thuốc sẽ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn đối với trẻ.
  • Thay vì cho con sử dụng thuốc, bố mẹ nên bổ sung khoáng chất và vitamin cho trẻ biếng ăn thông qua thực phẩm tươi: thịt cá, rau xanh, trái cây…
  • Nếu kiên trì áp dụng các giải pháp trên mà tình trạng biếng ăn của con không được cải thiện, bố mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ dinh dưỡng để được tư vấn cách khắc phục phù hợp.

Trên đây là tổng hợp các loại biếng ăn ở trẻ và cách khắc phục khoa học. Có thể thấy, nguyên nhân biếng ăn ở trẻ không chỉ xuất phát từ con mà con do cả cách chăm sóc của bố mẹ nữa. Hy vọng những mẹo nhỏ trong bài sẽ phần nào giúp mẹ hiểu con hơn và sớm lấy lại cảm giác ngon miệng cho con nhé!